Bài giới thiệu về "Các loại da và cách chăm sóc" của BS. Hoàng Gia Hợp - Đơn vị Thẩm mỹ Nội khoa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
"Nhất dáng nhì da" vốn được xem là tiêu chuẩn về vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng không phải ai cũng may mắn sở hữu được làn da đẹp. Ngày nay, khoa học thẩm mỹ phát triển có nhiều liệu pháp để giúp chị em chăm sóc bản thân. Muốn có một làn da đẹp điều cần thiết chị, em phải có những hiểu biết cơ bản về làn da của mình để có cách chăm sóc phù hợp.
Mời các bạn xem bài viết về "Các loại da và cách chăm sóc" của BS. Hoàng Gia Hợp - Đơn vị Thẩm mỹ Nội khoa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
A. PHÂN LOẠI DA
Có nhiều hệ thống phân loại da đã được thiết lập : Fitzpatrick (1975), Kawada dành riêng cho da người Nhật (1986), hệ thống phân loại của Glogau (1994), dựa vào sắc tộc của Lancer (1998), phân loại da cho toàn thế giới của Goldman (2002), hệ thống phân loại của Willis và Earles (2005), hệ thống phân loại dựa vào sự tăng nhiễm sắc da của Taylor (2006) và phân loại da của Leslie Baumann (2006).
Trong số đó,cách phân loại da của Fitzpatrick và Leslie Baumann được sử dụng nhiều trong chăm sóc thẩm mỹ da .
1. PHÂN LOẠI DA CỦA FITZPATRICK
- Type I : Da rất nhạy cảm, luôn luôn bị bỏng nắng và không bao giờ rám nắng. Da trắng, rất sáng, tóc đỏ hay vàng hoe, mắt xanh, có nhiều tàn nhang.
- Type II: Da rất dễ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, thường bị bỏng nắng và khó rám nắng. Da trắng sáng, tóc đỏ hay vàng hoe, mắt xanh hay nâu đỏ.
- Type III: Da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, có thể rám nắng nhưng đôi khi bị bỏng nhẹ. Da màu beige, trắng với bất kỳ màu mắt hay màu tóc nào, rất thường gặp.
- Type IV: Da hiếm khi bị bỏngnắng và dễ rám nắng. Da màu beige hơi nâu, đặc trưng của da người vùng Địa Trung Hải.
- Type V: Da ít nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, rất dễ rám nắng và rất hiếm khi bỏng nắng. Da nâu, đặc trưng của da người gốc Tây Ban Nha.
- Type VI: Da rất dễ rám nắng và không bao giờ bị bỏng nắng. Da đen
2. PHÂN LOẠI DA CỦA BAUMANN (2006)
- Không xác định trên chủng tộc hoặc màu sắc da mà dựa vào 4 cặp thông số chính:độ dầu, sự nhạy cảm , sắc tố da và sự hiện diện của các nếp nhăn-à phân thành 16 loại da.
- Hệ thống phân loại này được sử dụng chủ yếu bởi những khách hàng như là một hướng dẫn cho các kỹ thuật chăm sóc da thích hợp cho nhiều loại da khác nhau. Nó không nhằm vào dự đoán các kết quả.
3. CÁCH PHÂN LOẠI DA THÔNG THƯỜNG
Để thuận lợi cho việc chọn lựa sản phẩm và chăm sóc da,người ta chia làm 5 loại da :
- Da bình thường
- Da khô
- Da nhạy cảm
- Da nhờn
- Da hỗn hợp
DA THƯỜNG
- Mịn đều và mềm mại.
- Không khô cũng không nhờn, lỗ chân lông sạch và khít.
- Sắc da sáng
DA KHÔ
- Bề mặt thô sần, lỗ chân lông nhỏ, khó thấy, bong vẩy da.
- Có nhiều nấp gấp, dễ bị kích ứng và nhanh lão hóa. Da căng sau khi rửa mặt
DA NHẠY CẢM
- Dễ bị kích ứng với thời tiết và mỹ phẩm.
- Thường căng, mỏng (có thể nhìn thấy mạch máu dưới da),
- Dễ nổi mẫn đỏ
DA NHỜN
- Bóng và nhờn, lỗ chân lông lớn thấy rõ.
- Dễ bị viêm và nổi mụn. Có thể có mụn đầu đen và mụn bọc.
- Da sạm màu
DA HỖN HỢP
- Bao gồm da dầu + da khô.
- Bóng dầu ở vùng chữ T (trán, mũi, cằm),
- Khô hoặc thường ở hai bên má hoặc những vùng khác của mặt.
B. NGUYÊN TẮC CHĂM SÓC DA
- Giữ sạch da
- Làm ẩm da
- Chống nắng
1. CHĂM SÓC DA THƯỜNG
- Giữ sạch da
- Cung cấp dưỡng chất cần thiết
- Làm ẩm da
- Chống nắng
2. CHĂM SÓC DA KHÔ
Đặc trưng bởi sự thiếu độ ẩm trong các tầng lớp sừng của da. Da sờ ráp ,tróc vẩy ,có sự hiện diện của các vết nứt
- Bảo vệ da tránh phải tiếp xúc với thời tiết lạnh, gió
- Tránh: tắm lâu, nước nóng , dùng xà bông, chất tẩy rửa
- Luôn sử dụng chất giữ ẩm
- Uống nhiều nước
- Trị liệu bệnh da chính gây khô da
3. CHĂM SÓC DA NHẠY CẢM
Thực ra da nhạy cảm là một trạng thái da hơn là một loại da,có thể gặp ở tất cả các loại da từ da nhờn ,da khô ,cũng như mọi vị trí trên cơ thể nhưng thường gặp ở vùng mặt.
- Chọn lựa sản phẩm ít nguy cơ gây dị ứng ( không chứa chất bảo quản,chất thơm ...) ,tránh dùng chất gây tróc da .
- Trước khi dùng một sản phẩm mới nên dùng thử một lượng nhỏ tại một vùng da nhỏ trước.
- Sử dụng khăn quá cứng ,massage cũng có thể gây kích ứng cho da . Nếu là da khô hay da dầu thì phải sử dụng những sản phẩm chăm sóc da phù hợp.
- Chú ý giữ ẩm cho da
- Nếu da đang ở trạng thái kích thích, khó chịu có thể xịt nước khoáng ,thấm khô nhẹ nhàng , thoa cold cream
4. CHĂM SÓC DA NHỜN
- Sửa rửa mặt cho da dầu 2 lần / ngày và cũng không nên cố gắng tẩy sạch chất nhờn một cách thái quá
- Xit nước hoa hồng để làm thông thoáng lỗ chân lông
- Nên dùng các sản phẩm có chứa hoạt chất chống nhờn ( lưu huỳnh, kẽm, kaolin…)
- Tránh dùng mỹ phẩm có khả năng tạo cồi và gây bít tắc.
- Tiếp tục duy trì việc sử dụng các chất giúp chống nhờn và ngăn ngừa mụn (lưu huỳnh ,AHA,BHA, tretinoin …) sau khi trị mụn xong .Điều này giúp kiểm soát mụn đỡ tái phát
5. CHĂM SÓC DA HỖN HỢP
- Tránh nắng kỹ
- Sửa rửa mặt cho da dầu 2 lần / ngày
- Xit nước hoa hồng để làm thông thoáng lỗ chân lông
- Nên dùng dưỡng ẩm dạng Lotion thoa lớp mỏng
- Tránh dùng mỹ phẩm có khả năng tạo cồi và gây bít tắc.
- Tiếp tục duy trì việc sử dụng các chất giúp chống nhờn và ngăn ngừa mụn (lưu huỳnh ,AHA,BHA, tretinoin …) sau khi trị mụn xong .Điều này giúp kiểm soát mụn đỡ tái phát
6. CHĂM SÓC DA MỤN TRỨNG CÁ
Vài điều về mụn trứng cá:
Là bệnh thường gặp, đặc biệt ở tuổi thanh thiếu niên.
Mụn làm mất thẩm mỹ và gây nhiều di chứng nếu không điều trị đúng. Để tránh di chứng sẹo mụn và tăng tăng sắc tố sau mụn cần :
- Điều trị mụn đúng cách và sớm tại Bs chuyên khoa
- Chăm sóc da thật đúng và tốt để bệnh mau lành, tránh tái phát.
a. Cách rửa mặt trong điều trị mụn
- Rửa mặt ngày 2 lần và khi ra mồ hôi nhiều.
- Dùng sữa rửa mặt không chứa cồn ( theo toa bác sĩ ).
- Rửa mặt bằng tay, không dùng khăn.
- Tránh sờ nắn các nốt mụn, chích lễ mụn và không chà sát da.
b. Cách dùng chất chống nắng trong điều trị mụn
- Nên dùng dạng lotion hoặc dạng xịt
- Dạng uống và vải chống nắng được khuyên dùng hơn
- Nên dùng 30 phút trước khi ra nắng và lặp lại sau 2 giờ
- Sau khi không ra nắng nữa cần rửa sạch kem chống nắng để tạo sự thông thoáng cho da
c. Trang điểm khi điều trị mụn
- Vẫn có thể trang điểm trong khi đang điều trị mụn, và có thể cùng lúc với khi đang dùng các thuốc bôi tại chỗ.
- Chỉ dùng các mỹ phẩm không gây nhân mụn và chỉ trang điểm sau khi đã bôi thuốc điều trị mụn
d. Thuốc dưỡng ẩm khi điều trị mụn
- Giúp làm dịu da
- Chỉ dùng chất dưỡng ẩm không dầu và không gây nhân mụn.
- Bôi chất dưỡng ẩm phải TRƯỚC khi bôi thuốc trị mụn.
e. Chăm sóc da sau điều trị mụn trứng cá
- Tiếp tục chăm sóc da thường xuyên dù đã chữa lành mụn.
- Rửa mặt 2 lần mỗi ngày với sữa rửa mặt thích hợp.
- Tẩy trang kỹ càng và đúng sau trang điểm.
- Chỉ dùng loại kem dưỡng da thích hợp.
- Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mạnh.
CHĂM SÓC DA CHUYÊN NGHIỆP
( Được tiến hành tại cơ sở thẩm mỹ có trang thiết bị chuyên nghiệp )
- Làm sạch da với chất làm sạch đúng loại da đã phân tích
- Xông nóng để làm sạch lỗ chân lông
- Massage thư giãn với kỹ thuật riêng cho vùng mặt
- Dùng các công nghệ hiện đại để cung cấp dưỡng chất cần cho da một cách hiệu quả nhất
- Liệu pháp ánh sáng nếu cần thiết
- Đắp mặt nạ chuyện biệt
- Thoa dưỡng ẩm thích hợp
- Sử dụng kem chống nắng