Theo tiến sĩ Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcook Việt Nam, Đại học Sydney, Australia ...
“Tuy nhiên, khi Omicron xuất hiện, ngay cả ở các nước phát triển, nơi có tỷ lệ người dân được tiêm vaccine cao, hệ thống y tế vững mạnh và năng lực điều trị tại nhà được thử thách qua những đợt dịch trước, số ca cần chăm sóc y tế vẫn tăng cao đột biến, vượt khỏi khả năng của hệ thống y tế. Do đó, chúng ta buộc phải phát triển các loại vaccine có hiệu lực cao hơn”, bà cho biết.
"Mục tiêu giảm ca nhiễm sẽ không thể đạt được do biến chủng Omicron có khả năng kháng vaccine cao. Trong khi đó, việc nhiễm Omicron trên diện rộng và nhanh có thể tạo ra miễn dịch cộng đồng tự nhiên. Tuy vậy, chúng ta chưa biết miễn dịch tự nhiên này sẽ duy trì được bao lâu và khi miễn dịch suy giảm, liệu sẽ có một đợt bùng dịch mới hay không. Bên cạnh đó, vì số người nhiễm Omicron rất lớn trong một thời gian ngắn, số người tử vong vì Covid-19 và các bệnh khác không được chăm sóc y tế đầy đủ cũng sẽ rất cao", TS Thu Anh nói.
Do đó, vị chuyên gia này nhấn mạnh Việt Nam nên tập trung tiêm nhắc lại sau mũi 3 cho người có nguy cơ diễn biến nặng và tử vong nếu mắc Covid-19. Nhóm này bao gồm người cao tuổi, mắc bệnh nền, phụ nữ mang thai.
TS Thu Anh cho hay: “Hiện nay, Pfizer và BioE cũng đã bắt đầu chế tạo vaccine mới, dự kiến hoàn thành vào tháng 6 tới. Trong khi đó, các nhà khoa học Nhật Bản cũng đang nghiên cứu một loại vaccine mới. Dù chưa rõ hiệu quả của các sản phẩm này như thế nào, nếu tốt, chúng ta cũng có thể cân nhắc tiếp cận”.
Còn ở thời điểm hiện tại, vị chuyên gia này cho rằng người dân Việt Nam vẫn nên tiếp tục nghiêm túc sử dụng khẩu trang, chú ý tạo môi trường thông thoáng khí, chủ động tự xét nghiệm và cách ly khi không may bị nhiễm SARS-CoV-2.
https://zingnews.vn/can-thay-doi-chien-luoc-tiem-vaccine-khi-bien-chung-moi-xuat-hien-post1289847.html